Năm vừa qua chứng kiến Xu hướng thay thế KOL trong Marketing là KOC đang diễn ra nhanh chóng trong các chiến lược marketing đến từ nhiều nhãn hàng. Khi các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử đã trở nên vô cùng thông dụng với đại đa số người dùng thì cũng chính là lúc KOC chiếm được chỗ đứng vững chắc. Cùng nhau so sánh, phân tích về hai hình thức influencers này để tìm ra nguyên nhân.
Tìm hiểu cơ bản về ngành nghề KOL và KOC
- KOL – Key Opinion Leader: là khái niệm dùng để chỉ những người có sức ảnh hưởng sâu rộng, sở hữu độ nổi tiếng cùng lượt follow khủng trên các nền tảng mạng xã hội. Họ thường là gương mặt đại diện cho thương hiệu hay nhãn hàng nào đó thông qua việc ký kết hợp đồng với các nhà quản lý. Chức năng chủ yếu của KOL là giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm.
- KOC – Key Opinion Consumer: là người tiêu dùng chủ chốt. Các KOC thường sẽ không quá nổi tiếng và nhiệm vụ chính của họ thường làm là đặt mình vào vai trò người tiêu dùng để trải nghiệm các sản phẩm/ dịch vụ. Sau đó đưa ra các nhận xét về ưu, nhược điểm và chia sẻ chúng đến với người xem.
Nhìn nhận thực trạng ở thời điểm hiện tại, các KOL có thể tiếp cận rộng rãi đến nhiều nhóm đối tượng khách hàng nhờ vào sức hút hình ảnh. Ngược lại mức độ tin tưởng của người tiêu dùng dành cho KOC lại lớn hơn vì nhận được những phản hồi và đánh giá bằng trải nghiệm, thực tế.
Chiến lược sử dụng dành cho KOL và KOC
Để có thể nhìn nhận đúng với vai trò dành cho các KOL và KOC, doanh nghiệp cần phải đưa ra những tiêu chí đánh giá chuyên sâu cũng như có kế hoạch sử dụng phù hợp.
Ranh giới giữa KOL và KOC
- Tính chủ động: Các thương hiệu, nhãn hàng sẽ chủ động tìm đến KOL để cộng tác và trả chi phí khi họ quảng cáo cho sản phẩm. Đồng nghĩa với KOL chính là thành viên của doanh nghiệp. Mặt khác, với KOC họ sẽ chủ động đánh giá các sản phẩm một cách khách quan, công tâm mà không chịu sự chi phối đến từ đơn vị nào.
- Đối tượng hướng đến: Đa phần các KOLs được đánh giá dựa trên số lượt người theo dõi nên nhóm khách hàng nhắm đến cũng chính là đây. Bên cạnh đó, các KOL mục tiêu hướng đến là đa dạng người xem có nhu cầu và quan tâm về sản phẩm/dịch vụ mà mình hướng đến.
- Chuyên môn: Để có thể đại diện hình ảnh cho thương hiệu đòi hỏi các KOLs phải có nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng và độ am hiểu sản phẩm. Mặc khác, KOCs đặt mình vào vai trò người dùng để mang đến góc nhìn toàn cảnh và chân thật nhất.
- Uy tín: Các KOLs thường được thương hiệu, nhãn hàng booking cho các chiến dịch tiếp cận khách hàng. Vì vậy đôi khi thường phóng đại những ưu điểm. Về phần KOCs sẽ sở hữu mức độ tin cậy cao hơn vì chính họ cũng là một khách hàng, đánh giá thực tế về sản phẩm mà không mang tính chất quảng cáo, PR.
Lý giải nguyên nhân Xu hướng thay thế KOL trong Marketing là KOC
Ngày nay khách hàng luôn là những người tiêu dùng thông thái khi luôn tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định. Nếu như các KOLs muốn tăng độ phủ sóng cho sản phẩm của mình đến với khách hàng thì KOCs lại góp phần tác động mạnh mẽ đến quyết định của người tiêu dùng. Dưới đây là 3 lý do chính yếu đưa KOC lên ngôi
- Chi phí thấp: KOCs sẽ có giá thành tiết kiệm hơn so với booking KOLs. Thứ nhất KOCs sẽ chủ động mua sản phẩm về để trải nghiệm và sau đó nhận hoa hồng dựa trên số đơn hàng phát sinh. Thứ hai chi phí còn có thể đến từ việc nhãn gửi sản phẩm đến để KOCs đánh giá và trả công.
- Tăng doanh thu: So với chi phí khá chát để thuê KOLs thì các doanh nghiệp có thể chọn cách gửi sản phẩm và thu về nhận xét đến từ KOCs. Những chia sẻ thực tế khi sử dụng với danh nghĩa người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn
- Tác động lớn đến quyết định mua hàng: Hiện nay khách hàng có xu hướng xem các bình luận đánh giá, hay theo dõi các kênh review sản phẩm để lựa chọn có nên mua mặt hàng đó hay không.
Lời kết
Bài phân tích trên đây đã đưa ra những nguyên nhân chính khiến cho Xu hướng thay thế KOL trong Marketing là KOC. Hy vọng những thông tin này của ST666 ent sẽ hữu ý đối với các bạn đang có ý tưởng trở thành một người review sản phẩm chuyên nghiệp.